Sài·gòn·eer

BackĂn & Uống » Văn Hóa Ẩm Thực » [Ảnh] Nghề nấu rượu nếp thủ công ở Long An

[Ảnh] Nghề nấu rượu nếp thủ công ở Long An

Càng hướng về Long An, con đường cao tốc bằng phẳng dần dần biến mất, thay vào đó là những đoạn đường đất gập ghềnh sỏi đá. Chúng tôi thấy mình gần với vùng đất giàu giá trị văn hóa, lịch sử ấy hơn bao giờ hết. Chỉ cách Sài Gòn 27km nhưng Long An mang lại cảm giác khác hẳn – đó là sự khác biệt giữa một ly cocktail được pha chế công phu từ những nguyên liệu thượng hạng và một chai rượu nếp nhà làm chân phương, thuần vị. Chính cái hương vị chân quê ấy đã đưa chúng tôi vào chuyến hành trình này, để tìm kiếm thông tin, phỏng vấn người thật việc thật và thực hiện chuỗi bài viết hai phần của Saigoneer về lịch sử rượu nếp. 

Google Maps hoàn toàn không giúp ích được gì trong việc dẫn đường cho chuyến đi của chúng tôi. Trước đó, với loạt email không hồi âm, những tin nhắn Facebook không người đọc, những trang web nhiều năm không được cập nhật, chúng tôi thực sự không có nhiều đầu mối thông tin và bước vào hành trình này như người đi trong sương. Nhóm gồm một cây bút và hai nhiếp ảnh gia, một trong số đó kiêm luôn phiên dịch, ai cũng nghĩ rằng nhóm đã có đủ thông tin cơ bản để tìm ra cộng đồng làm rượu truyền thống tại đây, thế nhưng khi khởi hành vẫn không tránh khỏi căng thẳng. Tâm trạng này kéo dài cho đến khi chúng tôi bỗng nhìn thấy hiện ra bên đường là vô số những bình xăng nhựa bày cạnh một dọc các bảng hiệu kinh doanh rượu nếp.

Chúng tôi được các bác gái đang đứng trước cửa hàng mời vào nhà để trò chuyện và giới thiệu về nghề làm rượu của mình. Có thể họ cảm thấy tò mò về ba người lạ mặt tự xưng là nhà báo; hoặc là họ bất ngờ khi thấy có người quan tâm đến kế sinh nhai rất đỗi bình thường này; hay cũng có thể họ chỉ đơn giản là thích chia sẻ. Dù là lý do nào đi nữa thì những người phụ nữ ở đây cũng đều vô cùng thân thiện với chúng tôi. 

Các công đoạn trong quy trình làm rượu nếp cơ bản khá đơn giản. Gạo nếp được nấu cho đến khi chín mềm, sau đó được trải ra khay và rắc bột men cùng nhiều thành phần khác lên bề mặt và ủ trong ba ngày. Gạo nếp đã lên men được đặt vào các thùng nhựa lớn để chưng cất trong hai tuần; đây là công đoạn nhằm loại bỏ các tạp chất trong thành phẩm cuối cùng.

Thành công của những hộ kinh doanh nhỏ lẻ chủ yếu dưạ vào "hữu xạ tự nhiên hương", trong đó chất lượng gạo là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ngoài việc đảm bảo rượu không nhiễm các hóa chất độc hại, tìm đúng loại gạo nếp để đi cùng với loại men thích hợp cũng không kém phần quan trọng. Chị Phan Thị Kim Nguyên (nhân vật trong tấm hình phía trên), giải thích rằng bên cạnh công thức gia truyền được đúc kết và gìn giữ qua nhiều đời, để làm ra được món rượu nếp ngon, người nấu cần phải điều chỉnh theo gu thưởng thức của khách hàng. Điều này có nghĩa họ phải biết người mua sẽ dùng rượu để ngâm loại trái cây, thảo dược, gia vị hay con vật nào. Rượu nếp thông thường sẽ có độ cồn là 40%, nhưng nếu dùng để ngâm động vật thì phải lên đến 80%.

Long An vẫn chưa có nhiều dấu vết của đô thị hóa. Ở khu vực thị trấn nằm dọc theo con đường cao tốc kéo dài ra đến chợ, nhìn hai bên đường ta sẽ thấy có những thửa ruộng lầy lội bùn đất, ngổn ngang là thiết bị xây dựng, cũng có cả những cửa hàng sửa chữa xe gắn máy chốc chốc lóe lên tia lửa hàn, thi thoảng lại thấy mấy tiệm tạp hóa đa-di-năng. Nhà cửa và trường học nằm ẩn phía sau trục đường chính, đan xen giữa màu xanh bát ngát của những thửa ruộng lớn. 

Chúng tôi dừng chân tại một quán phở nhỏ — kiểu hàng quán mà khi khách gọi một ly bia thì chủ quán sẽ chạy nhanh sang ngay nhà bên cạnh để mang về vài lon. Ăn xong, chúng tôi lên đường đến thăm những xưởng nấu rượu cuối cùng trong lịch trình.

Không dễ để bắt Grab tại Long An; nếu may mắn, bạn có thể tìm được tài xế vừa chở khách từ Sài Gòn đến, và cuối cùng, chúng tôi cũng may mắn tìm được một người như vậy. Tài xế chở chúng tôi là một người Việt gốc Hoa nói được tiếng Quảng Đông, nhờ vậy mà có thể chia sẻ câu chuyện thú vị của mình cho nhiếp ảnh gia người Singapore của chúng tôi. Gần đây, anh vừa thua lỗ đến hàng tỷ đồng vì kinh doanh gỗ thất bại và chuyển sang làm lái xe Grab để tạm giải tỏa bản thân khỏi chuyện buồn. Anh hoàn toàn thoải mái với việc chở chúng tôi đến một nơi “đồng không mông quạnh” rồi đợi để chở chúng tôi về lại Sài Gòn.

Nằm giữa những cánh đồng lúa nơi trâu bò phụ làm nương rẫy là một ngôi nhà nông thôn khá lớn. Được biết, cơ ngơi này là thành quả từ việc kinh doanh rượu nếp của gia đình. Khác với giao diện trau chuốt của website, Rượu Đế Gò Đen là một xưởng sản xuất có quy mô hoạt động rất nhỏ. Các thế hệ phụ nữ trong nhà ra đón tiếp chúng tôi trước cổng và mời chúng tôi vào để giới thiệu về trang thiết bị của họ.

Rượu nếp được lên men trên một bếp củi nhỏ, nối liền với ống dẫn trực tiếp vào bồn chứa lớn xây bằng xi măng. Các công ty ở Sài Gòn thỉnh thoảng gọi đến để mua rượu; mức giá được tính dựa trên lượng gạo được dùng để nấu thay vì theo thể tích rượu. Người giải thích về quy trình sản xuất cho chúng tôi là vợ của chủ xưởng. Hiện tại, cả hai đang xảy ra tranh cãi và vì vậy người chồng không trực tiếp có mặt để điều hành, cũng không rõ ông có quay lại để tiếp tục công việc tại xưởng hay không. 

Lúc chúng tôi tới thì mọi hoạt động sản xuất đang tạm dừng (chị chủ cho biết điều này có thể kéo dài đến sau Tết), thế nhưng những người phụ nữ tại đây vẫn vô cùng niềm nở mời chúng tôi nếm thử rượu. Họ tái sử dụng vỏ chai nước để đựng rượu, vì thế nhìn vào tủ rượu của họ ta sẽ thấy vô số chai nhựa với đủ kiểu dáng, nhãn hiệu, và cả loại thức uống ban đầu. Vừa nhấp một ngụm, rượu chảy xuống cuống họng mượt như nhung; hương thơm và hậu vị lại khiến người ta muốn uống thêm nữa. Khi được hỏi về việc bản thân có thích uống rượu không, chị chủ chỉ cười xòa nhưng chúng tôi đủ hiểu không thể đùa với tửu lượng của chị.

Sau đó, chúng tôi tới điểm dừng chân cuối cùng trong ngày, đó là nhà của cụ Minh, năm nay 76 tuổi. Chúng tôi tìm thấy thông tin của cụ trên Google và được biết cụ từng là một trong những người nấu rượu gạo nổi tiếng trong vùng, chính cụ cũng gật gù xác nhận điều này. Thế nhưng, hình ảnh cụ nấu rượu nếp tại nhà theo công thức gia truyền nhà vợ cũng chỉ là ký ức của một thời đã xa.
Kể về ngày xưa, cụ cho chúng tôi xem một tấm hình thời trai trẻ của cụ, với dáng vẻ đầy phong độ của một thanh niên Sài Gòn trong thập niên 70.

Với tâm thế không quá nuối tiếc, ông Minh giải thích rằng mình đã ngừng làm rượu nếp vì việc kinh doanh này không còn mang lại nhiều thu nhập do cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Nhiều xưởng sản xuất rượu hiện nay sẵn sàng sử dụng những nguyên liệu độc hại để giảm chi phí, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều loại bia giá rẻ trên thị trường. Cũng không rõ liệu biển hiệu kinh doanh rượu nếp trước nhà ông sẽ được giữ nguyên hay tháo bỏ. Trước khi chúng tôi có thể hỏi về điều này, ông đã chào chúng tôi để đi xoa bóp chân cho vợ. Có thể thấy, ông Minh – cũng như nhiều người Việt Nam khác – đã không còn quá mặn mà với rượu nếp truyền thống.


Bài viết liên quan

in Văn Hóa Ẩm Thực

Bên trong cửa hàng giò chả gia truyền tồn tại qua hai thế kỷ ở Hà Nội

Suốt 200 năm qua, cửa hàng giò chả Quốc Hương vẫn luôn là một địa chỉ thân thuộc của những người Hà Nội sành ăn.

in Văn Hóa Ẩm Thực

Lịch sử bánh xèo: Hành trình một món ăn miền Trung trở thành 'quốc hồn quốc túy'

Khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam, bạn bè quốc tế thường nhớ đến phở và bánh mì, gần đây còn có thêm bún chả. Nưng với người Việt chúng ta, có một món ăn dân dã rất quen thuộc khác nữa mà hầu như ai cũng ...

in Văn Hóa Ẩm Thực

Tích trữ mì gói: Đâu chỉ là để ấm bụng những ngày giãn cách

Mì ăn liền, mì gói, hay mì tôm ở một khía cạnh nào đó đều rất giống tôn giáo. Nó được lan truyền đến nhiều vùng đất, rồi biến hoá linh hoạt để phù hợp với văn hoá và con người nơi đó. Quan trọng là, n...

in Văn Hóa Ẩm Thực

Tản mạn về cái mâm và sự kết nối trong bữa cơm Việt

Một bữa cơm gia đình đúng nghĩa của người Việt sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu một vật dụng quen thuộc — cái mâm.

in Văn Hóa Ẩm Thực

Tản mạn về ốc, món ăn bị hiểu nhầm của người Việt

Có lẽ không quốc gia nào có công thức chế biến món ốc tươi ngon như ở Việt Nam. Ốc là một món ăn gây tranh cãi ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng câu chuyện ẩm thực đằng sau món ốc Việt Nam có thể đang ...

in Văn Hóa Ẩm Thực

Yêu bếp mùa giãn cách với nội dung ngon mắt, ngon miệng, ngon tai của kênh Culinary Frank

Các nội dung ASMR của chàng YouTuber người Việt tại Melbourne đã trở thành nguồn cảm hứng nấu ăn cho nhiều căn bếp trong thời gian giãn cách vừa qua, từ ẩm thực đường phố, món ngon mẹ nấu tới đặc sản ...

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...